Thủ Tục Đăng Kiểm Ôtô Kèm Biểu Phí Mới Nhất Năm 2019

Dưới đây là bài viết về thủ tục đăng kiểm ôtô kèm biểu phí mới nhất năm 2019 dành cho các loại xe 4 chỗ, 7 chỗ khi đi đăng kiểm lần 1 ( mua xe mới) và lần 2 khi bạn thực hiện việc đăng kiểm xe cơ giới sẽ được cập nhật chi tiết nhất về năm 2019.

Với những người đã sử dụng ôtô nhiều năm, việc đi đăng kiểm ôtô theo định kỳ không có gì xa lạ, nhưng với tài xế mới hoặc chủ mới mua xe hơi lần đầu thì sẽ gặp nhiều bỡ ngỡ. Để đăng kiểm xe khi đến hạn, tài xế có thể mất từ một tiếng đến nửa buổi tùy lượng xe đi đăng kiểm và tình trạng xe.

  • Thủ tục đăng kiểm xe ôtô mới nhất năm 2019

Với xe con không kinh doanh vận tải, chu kỳ khám lần đầu là 30 tháng, sau đó cứ đều đặn 18 tháng một lần. Tới khi chạm mức 7 năm kể từ ngày sản xuất, chu kỳ khám sẽ rút ngắn còn 12 tháng. Nếu hơn 12 năm kể từ ngày sản xuất, chu kỳ khám còn 6 tháng. Theo đó, quy trình đăng kiểm xe ô tô sẽ qua các bước như sau:
+ Bước 1: Nộp hồ sơ: Hồ sơ bao gồm đăng ký xe, đăng kiểm cũ, bảo hiểm trách nhiệm dân sự (có thể mua bảo hiểm tại quầy), viết tờ khai và đóng phí gồm phí kiểm định xe cơ giới và lệ phí cấp chứng nhận. Với xe con, phí kiểm định là 240.000 đồng và lệ phí cấp chứng nhận 50.000 đồng.
+ Bước 2: Chờ khám xe: Trường hợp xe có vấn đề không đạt yêu cầu, nhân viên đăng kiểm sẽ đọc biển số để lái xe mang đi sửa rồi quay lại sau. Vì vậy, nên kiểm tra bảo dưỡng xe trước khi đi đăng kiểm. Nếu không có vấn đề gì, thời gian khám chỉ khoảng 5-10 phút.
+ Bước 3: Đóng phí bảo trì đường bộ: Nếu xe đáp ứng tiêu chuẩn đăng kiểm, nhân viên đăng kiểm theo thứ tự sẽ đọc biển số xe để lái xe đóng phí bảo trì đường bộ.
+ Bước 4: Dán tem đăng kiểm mới: Khi đã hoàn tất các thủ tục trên, tài xế ra xe chờ dán tem đăng kiểm mới, nhận hồ sơ và ra về.
  • Hồ sơ đăng kiểm xe ôtô bao gồm những gì?

Theo quy định của Luật giao thông đường bộ, xe ôtô đúng kiểu loại được phép tham gia giao thông phải đảm bảo các quy định về chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường. Theo đó để được lăn bánh trên đường, xe ôtô phải được kiểm tra định kỳ về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường ( kiểm định) tại cơ sở đăng kiểm được Bộ Giao thông vận tải cấp giấy phép. Theo tìm hiểu của dangkiemsaigon.com, khi đi đăng kiểm bạn cần chuẩn bị hồ sơ bao gồm:

+ CMND chủ xe photo 3 bản (Đem theo bản chính)
+ Hộ khẩu chủ xe Photo 3 bản (Đem theo bản chính)
+ Tờ khai công an về đăng ký xe 2 bản chính theo mẫu quy định
+ Giấy tờ xe bộ gốc (hóa đơn VAT, giấy xuất xưởng, kiểm định, chứng nhận môi trường )
+ Cà số khung, số máy, Tờ khai thuế trước bạ (Theo mẫu qui định)
+ Bảo hiểm trách nhiệm dân sự 1 bản chính.

Liên hệ đặt lịch hẹn đăng kiểm hoặc hỗ trợ giải đáp các thắc mắc: 0947.929.787


Sau khi chuẩn bị các giấy tờ trên đây thì chủ xe đưa xe đến trạm đăng kiểm được Bộ Giao Thông vận tải cấp phép, đồng thời nộp hồ sơ gồm các giấy tờ sau:

+ Bản chính đăng ký xe hoặc một trong các giấy tờ còn hiệu lực sau: bản sao đăng ký xe có xác nhận của ngân hàng đang cầm giữ, bản sao đăng ký xe có xác nhận của tổ chức cho thuê tài chính, giấy hẹn cấp đăng ký xe.

+ Giấy tờ chứng minh nguồn gốc phương tiện (đối với phương tiện kiểm tra lập Hồ sơ phương tiện) gồm 1 trong các giấy tờ sau: Bản sao phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng đối với xe sản xuất, lắp ráp trong nước; Bản sao có chứng thực quyết định tịch thu bán đấu giá của cấp có thẩm quyền đối với xe tịch thu bán đấu giá; Bản sao có chứng thực quyết định thanh lý đối với xe của lực lượng quốc phòng, công an; Bản sao có chứng thực quyết định bán xe dự trữ quốc gia.
+ Bản chính Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cải tạo (đối với xe mới cải tạo).
+ Bản chính giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe còn hiệu lực. Thông tin về tên đăng nhập, mật khẩu truy cập và địa chỉ trang Web quản lý thiết bị giám sát hành trình đối với xe thuộc đối tượng phải lắp thiết bị giám sát hành trình.
  • Chu kỳ khám xe và đăng kiểm xe ôtô tại TP.HCM

Chu kỳ đăng kiểm của từng loại xe khác nhau, với các hình thức sử dụng khác nhau. Các loại xe ôtô chở người dưới 9 chỗ có tham gia kinh doanh và các phương tiện chở người trên 9 chỗ được chia ra làm 2 loại như sau:

– Đối với phương tiện chưa cải tạo thì chu kỳ đăng kiểm đầu tiên sẽ là 18 tháng. Chu kỳ tiếp theo định kỳ sẽ là 6 tháng/1 lần.

– Đối với phương tiền đã cải tạo các tính năng như thay đổi hệ thống truyền lực, hệ thống phanh, hệ thống lái sẽ có chu kỳ đăng kiểm lần đầu là 12 tháng, chu kỳ tiếp theo định kỳ là 6 thán/ lần.

Loại phương tiện

Chu kỳ đầu

Định kỳ

1. Ôtô dưới 10 chỗ không kinh doanh vận tải.
 Sản xuất dưới 7 năm.

30 tháng

18 tháng

Sản xuất 7-12 năm.

12 tháng

Sản xuất trên 12 năm.

6 tháng

2. Ôtô chở người dưới 10 chỗ có kinh doanh vận tải.
Có cải tạo.

18 tháng

6 tháng

Không cải tạo.

12 tháng

6 tháng

3. Ôtô tải, ôtô chuyên dung, đầu kéo, rơ-moóc, sơmi rơ-moóc.
Ôtô tải, ôtô chuyên dung, đầu kéo sản xuất đến 7 năm, rơ-moóc, sơ mi rơ móc sản xuất đến 12 năm.

24 tháng

12 tháng

Ôtô tải, ôtô chuyên dung, đầu kéo sản xuất trên 7 năm, rơ-moóc, sơmi rơ-moóc sản xuất trên 12 năm.

6 tháng

Có cải tạo.

12 tháng

6 tháng

4. Ôtô chờ người các loại dưới 10 chỗ sản xuất từ 15 năm, ôtô các loại, đầu kéo sản xuất từ 20 năm.

3 tháng

  • Mức phí bảo trì đường bộ năm 2019

Sau khi thủ tướng chính phủ đồng ý về nguyên tắc giải thế Hội đồng quản lý Quỹ Bảo Trì đường bộ Trung ương, bộ GTVT đang khẩn trương hoàn thiện các thủ tục để từ ngày 1/1/2019 quỹ vận hành theo cơ chế mới. Theo đó, mức phí tùy theo thời hạn với xe con như sau:

Thời hạn 1 tháng 6 tháng 12 tháng 18 tháng 24 tháng 30 tháng
Mức phí(nghìn đồng) 130 780 1.560 2.280 3.000 3.660

Với những phương tiện khác, mức phí bảo trì đường bộ:

Loại phương tiện

1 tháng

6 tháng

12 tháng

18 tháng

24 tháng

30 tháng

Xe chở người dưới 10 chỗ đăng ký tên cá nhân.

130

780

1.560

2.280

3.000

3.660

Xe chở người dưới 10 chỗ (trừ xe đăng ký tên cá nhân); xe tải, ôtô chuyên dùng tổng khối lượng 4.000 kg; các loại xe bus vận tải hành khách công cộng (xe đưa đón học sinh, sinh viên, công nhân được hưởng chính sách trợ giá như xe bus); xe chở hàng và xe chở người 4 bánh có gắn động cơ.

180

1.080

2.160

3.150

4.150

5.070

Xe chở người từ 10 chỗ đến dưới 25 chỗ; xe tải,ôtô chuyên dùng tổng khổi lượng từ 4.000 kg đến dưới 8.500 kg.

270

1.620

3.240

4.730

6.220

7.600

Xe chở người từ 25 chỗ đến dưới 40 chỗ; xe tải, ôtô chuyên dung tổng khối lượng từ 8.500 kg đến dưới 13.000 kg.

390

2.340

4.680

6.830

8.990

10.970

Xe chở người từ 40 chỗ trở lên; xe tải, ôtô chuyên dùng có tổng khối lượng từ 13.000 kg đến dưới 19.000 kg; xe đầu kéo có tổng khối lượng dưới 19.000 kg.

590

3.540

7.080

10.340

13.590

16.600

Xe tải, ôtô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ từ 19.000 kg đến dưới 27.000 kg; xe đầu kéo có tổng khối lượng từ 19.000 kg đến dưới 27.000 kg.

720

4.320

8.640

12.610

16.590

20.260

Xe tải, ôtô chuyên dùng có tổng khối lượng từ 27.000 kg trở lên; xe đầu kéo có tổng khối lượng từ 27.000 kg đến dưới 40.000 kg.

1.040

6.240

12.480

18.220

23.960

29.270

Ôtô đầu kéo có tổng khối lượng từ 40.000 kg trở lên.

1.430

8.580

17.160

25.050

32.950

40.240

  • Những việc nên làm trước khi đi đăng kiểm xe ôtô

Đăng kiểm ôtô là quy trình cần thiết đối với mọi chiếc xe, theo quy định, ôtô từ 4 đến 9 chỗ phải đăng kiểm 18 tháng/ lần, đối với xe sản xuất dưới 7 năm, với xe có tuổi thọ từ 7 đến 12 năm là 12 tháng và trên 12 tháng sẽ có chu kỳ 6 tháng/lần. Đối với những chiếc xe ôtô mới thì bạn chỉ cần vệ sinh sơ qua, làm sạch chiếc xe là có thể đi đăng kiểm bình thường. Riêng những chiếc xe ôtô cũ, để giúp việc đăng kiểm nhanh chóng và thuận lợi hơn, bạn nên:

+ Lau sạch biển số trước sau để giúp nhân viên đăng kiểm dễ dàng kiểm tra.
+ Lau sạch số máy và số khung, kiểm tra các số có bị mờ không.
+ Mở cabin kiểm tra mức nước làm mát động cơ cao hay thấp, nước rửa kính, dầu phanh, dầu trợ lực của xe và quan sát dấu hiệu khác trong khoang động cơ, nếu cần thì thay thế hoặc thêm vào dung dịch cho phù hợp.
+ Kiểm tra nội – ngoại thất xem có bộ phần nào cần thay thế hoặc chỉnh sửa.
+ Kiểm tra phần gạt nước và phần phun nước xem có dấu hiệu gì bất thường không, hãy sử dụng thử để xem tình trạng hoạt động của nó.
+ Sử dụng dụng cụ đo áp suất lốp để căn chỉnh và tạo mức áp suất lốp phù hợp, không quên kiểm tra kỹ bánh xe, đảm bảo bánh xe không có dấu hiệu lệch. Bên cạnh đó hãy kiểm tra xem đèn xe có vấn đề gì hay không.

Kết luận:

Đăng kiểm ô tô là quá trình cơ quan chuyên ngành kiểm định chất lượng xe xem có đạt tiêu chuẩn hay không. Tiêu chuẩn ở đây bao gồm: an toàn kỹ thuật như thắng, lái và mức độ bảo vệ môi trường. Nếu xe đạt yêu cầu sẽ được cấp (giành cho xe mới đi đăng kiểm lần đầu) hoặc gia hạn cho phép xe ô tô được lưu thông trên đường. Trong trường hợp xe chưa đạt yêu cầu, chủ xe cần sửa chữa đến khi đạt mới được cấp giấy.

Liên hệ đặt lịch hẹn đăng kiểm hoặc hỗ trợ giải đáp các thắc mắc: 0947.929.787

Phí Đi Đăng Kiểm: 500.000đ – 1.500.000đ tùy theo khu vực.

Đặc biệt: Giá ưu đãi dành cho các nhà xe, dịch vụ thuê xe du lịch, cánh tài xế Grab…..

Còn lại các chi phí khác như tiền bảo hiểm trách nhiệm dân sự, phí đăng kiểm, phí kiểm định xe cơ giới và lệ phí cấp chứng nhận (mức phí xem tại đây), phí bảo trì đường bộ ( xem tại đây) … bên quý khách chi trả.

Quy trình làm việc rất đơn giản, nhanh gọn:

+ Bước 1: Chúng tôi sẽ mang hợp đồng đến nhà bạn để ký kết, làm hợp đồng đi đăng kiểm xe.

+ Bước 2: Hai bên sẽ xem xét, kiểm tra tổng quát bên ngoài và bên trong xe (chụp hình các vết xước bên ngoài), lưu ý: Vật tư, đồ đạc riêng quan trọng trên xe quý khách tự giữ hoặc lấy ra hết trong xe. Chúng tôi chỉ lái xe không đi đăng kiểm.

+ Bước 3: Mang xe của quý khách ra trạm đăng kiểm gần nhất để làm thủ tục đăng kiểm.

+ Bước 4: Sau khi đăng kiểm xong thì lại mang xe về nhà để xe cho quý khách và bàn giao các giấy tờ thủ tục liên quan và chấm dứt hợp đồng.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*